Rác vô cơ là gì?
Con người luôn hướng tới những phát minh để thay đổi xã hội nhằm tiết kiệm tài nguyên và sức lao động, trong quá trình phát triển đó có không ít những thành quả tiên tiến đã góp phần thay đổi xã hội loài người. Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cho tới cách mạng dầu mỏ cho ra đời nhiều loại vật liệu mới như dầu diesel,benzen, nhựa, cao su… những loại vật liệu này đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi các ngành công nghiệp cho tới đời sống hàng của con người.
Bời vì những lợi ích to lớn nên những vật liệu mới này,đã dễ dàng phổ biến và có nhu cầu sử dụng cao đồng nghĩa với đó là sự ra đời lượng rác thải vô cơ từ đó cũng tăng lên nhanh chóng. bài toán lớn đặt ra cho con người là xử lý triệt để “rác vô cơ” được cấu tạo bền bỉ ít bị oxi hóa có tốc độ phân hủy chậm. Làm sao để vừa sử dụng vật liệu khó phân hủy để phát triển hàng ngày đồng thời vẫn giữ gìn được môi trường ít độc hại nhất cho thế hệ tương lai. Để có tìm ra hướng giải quyết cho nan đề này thì chúng ta phải hiểu được rác vô cơ là gì?
Rác vô cơ Là cách gọi chung của những loại rác thải không thể phân hủy. Rác vô cơ sau khi được thu gom thì sẽ được chuyển đến khu xử lý chôn lấp rác thải. Tuy nhiên dù đã qua quá trình xử lý chôn lấp nhưng vẫn phải cần thời gian rất dài có thể cần tới vài trăm nay thậm chí là cả nghìn năm, rác vô cơ mới có thể tiêu hủy được.Các loại rác vô cơ phổ biến từ sinh hoạt hàng ngày: Sành sứ, gạch, xỉ than, nilon, cao su, nhựa…
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể nhận định phiến diện ô nhiễm môi trường hoàn toàn nằm ở rác vô cơ, vấn đề cốt lõi là ý thức của con người và “cách” chúng ta sử dụng, tận dụng và xử lý rác vô cơ như thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường nhất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường từ của rác vô cơ
Chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng rác vô cơ đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường, ở bất cứ đâu chúng ta cũng có thể nhận thấy sự hiện diện của rác vô cơ từ vỉa hè lòng đường, ao hồ sông suối, cho tới trường học bệnh viện, nhà máy… nhỏ thì như vỏ bao nilon, cốc nhựa, ống hút, pin.
chúng ta bắt gặp không ít hình ảnh những loài động vật hoang dã bị mắc kẹt phải rác thải vô cơ trôi dạt trên biển, những con rùa, con cá đã nuốt phải vô số túi nilon không chỉ gây ra sự khó chịu mà khiến chúng nhanh chóng biến mất.
Chắc hẳn không ít người từng gom rác thải vô cơ để đốt và chính chúng ta cũng không thể đứng quá lâu bên đống rác đang đốt dở ấy bời vì lửa đốt tạo ra phản ứng hóa học khói từ rác thải vô cơ cực kì độc hại cho sức khỏe con người.
việc xả rác bừa bãi chỉ khiến khiến nguồn nước và đất bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước nuôi thủy hải sản và giống cây trồng, việc chôn lấp rác thải vô cơ cũng gây ô nhiễm môi trường đất, các bạn thử tưởng tượng chôn một cục pin xuống đất vài trăm năm sau hình dạng của nó vẫn còn y nguyên.
Do đó nâng cao nhận thức của người dân về xả rác vô cơ và bảo vệ môi trường, tổ chức các chương trình dọn dẹp, thu gom rác tại những nơi thường tập trung rác, có hình phạt cảnh cáo, răn đe. phù hợp với vấn nạn xả rác nói chung và rác vô cơ nói riêng.
Tận dụng rác vô cơ là chống lãng phí tài nguyên
Như chúng ta biết rác vô cơ không hoàn toàn “ vô dụng” thực tế một số loại rác vô cơ có tính chất khó phân hủy vừa là nhược điểm nhưng cũng chính là ưu điểm của nó, chúng hoàn toàn có thể “ tái chế” nhiều lần để tái sử dụng vào nhiều mục đích. Rác vô cơ thường chứa các nguyên liệu tái chế và có thể được sử dụng lại để tiết kiệm tài nguyên tự nhiên.Phổ biến nhất là tái chế rác thải nhựa.
không giống như tái chế rác thải hữu cơ là tái chế từ rác dễ phân hủy như thực phẩm thừa,rơm,cây xanh… thành phân bón. Tái chế rác thải vô cơ như nhựa, vỏ lon, kim loại, vỏ hộp giấy cũ, thường được các nhà máy sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại phân loại và tái chế thành sản phẩm mới, giống như một vòng tuần hoàn liên tục.
Ngoài ra chúng ta có thể tận dụng rác thải nhựa vào đời sống như trồng cây, cải tạo mục đích sử dụng vừa tiết kiệm lại vừa bảo vệ môi trường. Từ đó chúng ta có thể thấy nếu tận dụng tốt rác thải vô cơ không chỉ thu được lợi ích kinh tế, tiết kiệm tài nguyên mà còn bảo về môi trường.Bỏ qua việc tái chế và tái sử dụng rác vô cơ đồng nghĩa với việc lãng phí tài nguyên quý báu và tăng cường nhu cầu về nguyên liệu mới.
Những Giải pháp quản lý và xử lý rác vô cơ
Quy trình tái chế và tái sử dụng rác vô cơ hiện naynay
Rác thải nhựa, rác thải từ thủy tinh, kim loại, gốm sứ là những loại rác thải vô cơ có thể tái chế được. quy trình tái chế và tái sử dụng rác vô cơ như: tái chế nhựa, tái chế kim loại, tái chế thủy tinh, và tái chế gốm sứ… được diễn ra cụ thể như sau.
Trước hết là rác thải nhựa loại rác thải vô cùng quen chính vì vậy quy trình tái chế rác thải nhựa là vấn đề vô cùng nóng hiện nay, đối mặt với lượng lớn phế thải nhựa tăng lên mỗi ngày. Thống kê có 8.3 billion tấn nhựa đã được sản xuất từ năm 1950 đến nay và 60% trong số đó thường kết thúc tại các bãi chôn rác thải.
- Collecting – Thu gom rác thải nhựa
- Sorting and Categorizing – Phân loại và sắp xếp
- Washing – Rửa sạch các tạp chất cặn bã phế thải
- Shredding and Grinding – Nghiền và băm phế liệu
- Melting and forge into pellets- Nung chảy và tái chế
- Distribution – Phân phối đồ tái chế đến người sử dụng
Thủy tinh là sản phẩm rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải loại thủy tinh nào cũng có thể tái chế được, những loại thủy tinh đặt biệt có tinh chịu nhiệt cao như kính ô tô, bóng đèn, dụng cụ nấu ăn… thì nhà máy sẽ không tiếp nhận tái chế mà chỉ tái chế những loại thủy tinh thông thường.quy trình tái chế thủy tinh như sau
Bước 1 : rửa sạch
Bước 2: phân loại theo màu sắc
Bước 3 nghiền nhỏ
Bước 4: nung chảy và tái chế
Quy trình tái chế Kim loại được dựa vào quy trình tái chế rất đa dạng như: Nhôm, đồng, chì kẽm, thiếc, gang, bạch kim, bạc,…
- Phân loại phế liệu.
- Nghiền, băm nhỏ phế liệu.
- Tách biệt thành phần kim loại.
- Nung nóng chảy các loại phế liệu.
- Thanh lọc thành phần phế liệu.
- Vận chuyển các thanh kim loại.
Lợi ích của việc tái chế và tái sử dụng rác vô cơ là một giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Bên cạnh đó cũng cắt giảm được nguyên liệu sản xuất mới giảm chi phí sản xuất cũng như chi phí để xử lý rác thải vô cơ.
Tái sử dụng rác thải còn hạn chế các việc như đốt, chôn khí thải ra ngoài môi trường. Góp phần giảm lượng khí độc, đặc biệt khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2 . Hoặc sự biến đổi các chất trong đất ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật trên Trái Đất.
Quy trình xử lý chất thải vô cơ
Hiện nay quy trình xử lý chất thải thường được áp dụng như : chôn lấp, đốt cháy, và xử lý nước thải công nghiệp.
Chôn lấp chất thải vô cơ là biện pháp kiểm soát sự phân hủy của rác thải được dồn nén và phủ đất lên bề mặt dựa vào quá trình phân hủy sinh học để làm phân hủy rác thải vô cơ thành axit hữu cơ, hoạc khí CO2 , CH4. ưu điểm của phương pháp này là công nghệ vận hành đơn giản chi phí vận hành thấp. Nhược điểm là diện tích chôn lấp lớn , quá trình phân hủy kéo dài, dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm đất và nguồn nước tại khu vực chôn lấp.
Đốt cháy cũng là một phương pháp phổ biến chất thải vô cơ sẽ được đưa vào lò đốt nhiệt độ cao, tuy nhiên nhược điểm là khó kiểm soát được khí thải độc hại ra môi trường.
Chúng ta thường nghĩ rác thải vô cơ như nhựa, kim loại, thủy tinh… đa sống dưới dạng chất rắn, tuy nhiên chúng cũng tồn tại dưới dạng lỏng là nước thải công nghiệp, nước thải mày được thải ra từ các nhà máy than và thép, trong ngành công nghiệp khoáng sản phi kim loại, và trong các doanh nghiệp thương mại và các ngành công nghiệp xử lý bề mặt kim loại. Các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả nhất
Bước 1: Sàng lọc nước thải.
Bước 2: Lọc sơ cấp để tách chất rắn hữu cơ
Bước 3: Sục khí
Bước 4: Lọc thứ cấp.
Bước 5: Khử trùng.
Bước 6: Loại bỏ chất rắn.
Ưu điểm là có thể bằng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, nhưng có chi phí vận hành và xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp rất đắt đỏ.
Tầm quan trọng của giáo dục và tạo động lực xử lý rác thải vô cơ
Ô nhiễm môi trường không hoàn toàn nằm ở rác vô cơ mà nằm ở thái độ ý thức của chúng ta đối với việc xử lý rác vô cơ, tái chế tái sử dụng chúng một cách hiệu quả việc phân loại xử lý rác thải vô là do con người làm, chúng ta cần phải nâng cao ý thức từ những hành động nhỏ nhất để lan tỏa tới cộng đồng những hành động bảo vệ môi trường.
việc tuyên truyền giáo dục về nhận thức về xử lý rác thải vô cơ là vô cùng quan trọng, không những vậy những thùng rác công cộng cần được lắp đặt rộng rãi, đặc biệt rác vô cơ cũng có thể được tái chế thành các thùng rác nhựa được phổ biến tại các điểm du lịch, trường học, bệnh viện, công viên, bến xe, khu phố… tăng sự hiện diện của các thùng rác không chỉ giúp môi trường xanh sạch đẹp, mà như là sứ giả giáo dục tuyên truyền về việc phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.
Vai trò của hợp tác của cộng đồng và chính phủ trong vấn đề xử lý rác vô cơcơ
Vấn đề xử lý chất thải vô cơ quả thật là một vấn đề to lớn không chỉ cần ý thức của mỗi người dân mà còn cần sự vào cuộc của các chính phủ, các tổ chức trên thế giới. Tại Việt Nam một đất nước đang phát triển, dân chí người dân còn chưa đồng đều ngoài việc dựa vào ý thức cá nhân của công dân thì Chính phủ cũng đã và đang đưa ra các chế tài, quy định ngày càng cụ thể hơn chế tại xử phạt, và quy chuẩn xử lý chất thải vô cơ. Từ đó ra đời những đơn vị, tổ chức chuyên cung cấp các thiết bị phục vụ công cuộc này tiêu như Bluesky Việt Nam là một trong những đơn vị chuyên cung cấp thùng rác nhựa đủ loại kích thước với chi phí tối ưu nhất cam kết cung cấp trên toàn quốc.
Kết luận
Nhìn lại vấn đề chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc quản lý và xử lý rác vô cơ để giảm tác động đến môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên hiệu quả. Xử lý rác thải vô cơ dựa hoàn toàn vào sự chung tay của cộng đồng để lan tỏa việc, giáo dục, tạo động lực và sự hỗ trợ từ cộng đồng và chính phủ để đạt được một hệ thống quản lý rác vô cơ hiệu quả và bền vững.